Quan niệm “Bật nhạc lên cho vui” là một sai lầm,
Âm nhạc là một loai hình nghệ thuật của âm thanh, nó là một công cụ giao tiếp giữa con người với con người,
Chúng ta hoàn toàn có thể dùng âm nhạc để kể một câu chuyện, truyền tải một ý đồ của đạo diễn, của sự kiện với người tham dự
Nếu hình ảnh trong phần dàn dựng là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng cho khán giả trong event, thì âm nhạc lại chất là xúc tác làm đẩy cảm xúc của khán giả lên cao trào.
Hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc trong sự kiện, nên những năm gần đây các đạo diễn sự kiện đã lưu ý hơn đến vai trò của các giám đốc âm nhạc, phụ trách chạy nhạc chương trình hoặc các bạn sản xuất (producer).
Và sau đây là một số tip nhỏ về vấn đề này do Eventchannel sưu tầm và tham khảo các nguồn.
Nhạc trình diễn và nhạc sự kiện
Trước hết đã là 1 đạo diễn, bắt buộc phải phân biệt được đâu là nhạc event (dùng cho cá nghi thức, thời khắc) và đâu là trình diễn.
Tại sao cần phân biệt?
Để không dùng lẫn nhau, nhưng lại phải cùng tạo nên một mood (cảm xúc chung cho chương trình).
Một buổi ca nhạc thuần tuý thì hầu như không cần nhạc nghi thức (nhạc event)
Nhưng là một sự kiện có tính lễ nhiều hơn tính hội thì nhạc cho sự kiện bắt buộc phải có.
Lựa chọn ca sĩ, bài hát
Trong liveshow hay chương trình nghệ thuật tạp kỹ, có một người phụ trách hình thành lên concept âm nhạc, theo ý đồ của Tổng đạo diễn họ là giám đốc âm nhạc.
Vai trò của giám đốc âm nhạc sẽ chịu trách nghiệm kiểm soát, đề xuất và sản xuất các bản phối, lựa chọn các bài hát, ca sĩ sao cho phu hợp nhất với ý tưởng của tổng đao diễn chưng tình từ đó hình thành và đảm bảo concept của toàn bộ chương trình.
Nhạc sự kiện (chạy chương trình)
Hầu hết các sự kiện ở VN, đang sử dụng các đoạn nhạc “có sẵn” của các band, nghệ sĩ nổi tiếng và quá đỗi quen thuộc: The bond, Keny G, Epic…thực ra thì chuyện này cũng không quá tệ, tệ nhất nó áp dụng sai thời điểm
Đang lúc xúc động thì bật nhạc EPIC, lúc vui vẻ thì đệm nhạc Keny G, hay lúc cắt băng kéo 1 bài nhạc vionline
Nó tạo ra một không gian âm nhạc sự kiện hổ lốn, rất khó chịu
Với các công ty sự kiện chuyên nghiệp họ thường đặt hàng hoặc tự sản xuất các đoạn nhạc để phục vụ cho việc chạy sự kiện.
Và tất nhiên nó sẽ làm chi phí tổ chức sự kiện của Agency bị tăng lên, va thường thì khách hàng không chấp nhận, họ nói “có gì đâu” mà đắt vậy @@
Nhạc cho key moment
Cái này cần đặc biệt lưu tâm, bởi bản thân key moment đã là một điểm nhấn quan trọng của sự kiện, do đó bùng nổ, dâng trào hay vỡ oà được hay không, nó nằm ở phần nghe rất nhiều.
Âm nhạc lúc này chính là tín hiệu, để các VIP thực hiện nghi thức: cắt bằng, xúc cát, ấn nút, chạm tương tác… đúng nhịp tạo nên một moment ấn tượng trên sân khấu.
Tu Chi – EC