Nghệ thuật kể chuyện – Đỉnh cao của truyền thông

“ Kể chuyện là cách duy nhất chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa cho đời mình và cảm nhận thế giới” – Paul Auster.

Storytelling Marketing – nghệ thuật kể chuyện: đây là một phương tiện tuyệt vời giúp kết nối, hấp dẫn, truyền tải ý nghĩa của từng thương hiệu đến khách hàng thông qua những câu chuyện ngắn gọn, hài hước và trực quan. Tạo ấn tượng sâu sắc bằng hình ảnh vui nhộn, thân thiện và chân thật.

Khác với bản chất của chiến lược PR tích cực là đưa ra giải pháp cho một vấn đề hiện hữu, chiến lược PR tiêu cực là hù dọa về một tai họa tiềm ẩn, thì bản chất của chiến lược PR dựa trên một câu chuyện xuyên suốt là:  Kể chuyện

Sản phẩm/dịch vụ của bạn là một phần trong câu chuyện đó – một câu chuyện sẽ khiến mọi người muốn nghe và muốn nhớ. Một câu chuyện mà nghĩa đen của nó là một sự chia sẻ có giá trị và nghĩa bóng của nó là một gợi ý mua hàng tinh vi.

Tuy nhiên, làm sao để chiến dịch truyền thông trở thành một câu chuyện xuyên suốt, có ý nghĩa và truyền tải thông điệp một cách nhất quán không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì một câu chuyện cần có sức lôi kéo rất mạnh, nó phải chạm đúng đến mối quan tâm của công chúng.

Câu chuyện phải được thiết kế dựa trên nhu cầu thông tin của người nghe, chứ không phải dựa trên những điều doanh nghiệp cần nói (chiến lược PR tích cực) và những lời hù dọa (chiến lược PR tiêu cực).

Có nhiều cách xây dựng câu chuyện khác nhau tùy vào mỗi chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên để xây dựng một Storytelling hiệu quả cần phụ thuộc vào năm nguyên tắc cơ bản trong nguyên tắc G.R.E.A.T:

Glue: sự kết nối thông điệp marketing với những gì người tiêu dùng cho là thật, những câu chuyện hiệu quả chính là ở chỗ gắn chặt vào một nhóm niềm tin đặc thù, giữ vị trí nền tảng với thị trường mục tiêu

Reward – phần thưởng: những câu chuyện hay thường chứa những cam kết về phần thưởng xứng đáng như giảm cân, thành công tài chính, an toàn,… Người ta sẽ lắng nghe nếu bạn nói cho họ biết những điều họ có thể đạt cho riêng mình, những gì sẽ tốt cho cuộc sống cá nhân hay những gì sẽ giúp họ đạt ước mơ.

Đóng vai trò quan trọng trong 5 nguyên tắc là Emotion – cảm xúc, sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó tác động mạnh vào những tình cảm sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải tư duy lý thuyết của họ

Authentic – tin cậy: một câu chuyện tốt trước hết phải là một câu chuyện đáng tin. Điều này không đòi hỏi câu chuyện marketer lan truyền phải đảm bảo 100% là thật, mà nó cần được xây dựng dựa trên những thực tế về thương hiệu, trên những giá trị có thật

Target – mục tiêu: thành công của storytelling marketing chỉ có được nếu câu chuyện được phát triển phù hợp với nhóm người nghe. Hiệu quả của chiến dịch phụ thuộc mức độ liên quan của câu chuyện và để đảm bảo điều này, marketer cần phân đoạn cho được những nhóm người chia sẻ sự tương đồng trong hành vi, quan điểm và cách sống.

Sau khi xây dựng câu chuyện dựa vào 5 nguyên tắc trên, người làm PR cũng cần biết kết hợp các công cụ truyền thông khác nhau như: PR Symposium, Editorial, TV program, Social media, TV interview, Media interview, TV documentary, Testimonial, PR Award, TV talkshow…

Làm truyền thông bằng cách kể câu chuyện không hề đơn giản. Thông điệp truyền tải cần phải có sự gắn kết chặt chẽ và mang đến công chúng mục tiêu những ý nghĩa tích cực. Đó là chưa kể chiến lược triển khai câu chuyện lại vô cùng phức tạp và đòi hỏi những cái đầu tinh vi. Câu chuyện đó không phải là một đoạn quảng cáo, một bức ảnh mà còn là cả một quá trình xây dựng thương hiệu, nhân hiệu, tạo niềm tin, vị thế và nhận thức cho khách hàng. Vì vậy có thể nói, nghệ thuật marketing kể chuyện chính là đỉnh cao của truyền thông.

Theo Minh Kha

 

0974.191.191